Các báo cáo khoa học hiện nay cho biết tình trạng bé chậm biết nói đang ngày càng gia tăng đặc biệt tại các thành phố lớn phát triển. Khi bé bị chậm nói, mẹ phải làm gì để giúp con cải thiện, phát triển ngôn ngữ bình thường? Bài viết này mách mẹ 8 cách dạy bé chậm biết nói tại nhà đơn giản, hiệu quả giúp bé nhanh biết nói, thông minh, và hoạt bát hơn.
Dấu hiệu bé chậm biết nói?
Rất nhiều mẹ gặp khó trong việc xác định một em bé như thế nào là bị chậm nói. Theo tiến sĩ Diane Paul-Brown, Giám đốc Hiệp hội Nghe-Nói-Ngôn ngữ Hoa Kỳ (ASHA) thì:
“Hầu hết trẻ em phát triển ngôn ngữ theo tốc độ riêng của chúng. Một số trẻ phát triển ngôn ngữ với tốc độ nhanh hơn những trẻ khác. Mặc dù vậy, vẫn có những cột mốc đánh giá khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ“.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ liệt kê các mốc quan trọng về giọng nói và ngôn ngữ trong 5 năm đầu tiên của trẻ như sau:
+Khi được gần 2 tuổi: Trẻ có thể nói những câu có 2-3 từ. Trẻ có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản và lặp lại các từ đã nghe được trong cuộc trò chuyện.
+Khi được gần 3 tuổi: Trẻ có thể làm theo hướng dẫn với hai hoặc ba bước, nhận biết và xác định được tất cả các đồ vật, hình ảnh thông thường và hiểu hầu hết những gì nghe được.
+Khi được gần 4 tuổi: Trẻ thường xuất hiện trong đầu những câu hỏi trừu tượng (tại sao) và các khái niệm về sự giống nhau và khác nhau.
+Đến 5 tuổi: Trẻ có thể kể lại một câu chuyện bằng lời và sử dụng nhiều hơn 5 từ trong 1 câu.
Khi một em bé ở độ tuổi lên 2 có các biểu hiện như:
+ Bé không nói được từ đôi hoặc cụm có 3 từ trở lên
+ Bé có vốn từ dưới 50 từ, thậm chí chỉ có thể nói vài từ
+ Bé không thể gọi tên được những đồ vật quen thuộc trong gia đình
+ Bé không hiểu và không thực hiện được những yêu cầu đơn giản của người lớn
Khi đó bé đang bị chậm biết nói.
Vì sao bé chậm biết nói ?
Để có cách dạy bé chậm biết nói tại nhà hiệu quả, trước hết mẹ cần tìm hiểu xem nguyên nhân khiến bé chậm nói là gì.
Theo các bác sĩ nhi khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến một em bé bị chậm nói. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính như:
-
Bé chậm nói đơn thuần
Bé chậm nói đơn thuần là bé chỉ chậm nói hơn so với các em bé khác cùng trang lứa. Bé khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý hay não bộ chậm phát triển.
Nguyên nhân của bé chậm nói đơn thuần thường đến từ việc cha mẹ không trò chuyện với bé thường xuyên. Cha mẹ cho bé tự xem ti vi, điện thoại, bé nghe nhìn nhiều nhưng kỹ năng phát âm bị hạn chế. Các bé trai thường chậm nói hơn các bé gái …
-
Bé chậm biết nói do bệnh lý
Bé chậm nói do tự kỷ
Bé chậm nói do tự kỷ thường đi kèm với một số biểu hiện như bé chỉ chơi một mình. Dù ở trong đám đông nhưng bé không giao tiếp với những người xung quanh. Khi giao tiếp bé không nhìn vào mắt người đối diện mà nhìn lơ đễnh xung quanh.
Khi giận dữ hoặc không đồng ý, bé thường hét lên, bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường. Bé không thích người khác động chạm vào người…
Bé chậm nói do tăng động giảm chú ý
Bé chậm nói do tăng động giảm chú ý thường đi kèm các biểu hiện như bé thường xuyên ngọ nguậy tay chân. Bé không ngồi yên, khả năng tập trung kém. Bé hiếu động đến mức tới nhà người lạ nhưng vẫn quậy phá, làm những công việc không biết có nguy hiểm hay không.
Đối với bé chậm nói do bệnh lý nguyên nhân có thể do bé bị tổn thương não bộ hoặc não bộ kém phát triển. Ngoài ra, bé chậm nói có thể do gặp vấn đề về thính giác, do dính lưỡi.
Với những trường hợp này cách dạy bé chậm biết nói tại nhà sẽ rất khó khăn, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm để có phương pháp can thiệp, điều trị cho bé.
> trái cây sạch cho bé trên TIKI
8 cách dạy bé chậm nói tại nhà hiệu quả
Dưới đây là 8 cách dạy bé chậm biết nói tại nhà hiệu quả được các chuyên gia chia sẻ, mẹ có thể áp dụng ngay giúp con nhanh biết nói, cải thiện tình trạng chậm nói!
-
Trò chuyện cùng con
Khi bé khoảng 10 tháng tuổi, bé đã bắt đầu ê a tập nói, bé biết hóng chuyện. Cha mẹ thường xuyên trò chuyện cùng bé, kể chuyện cho bé nghe sẽ giúp bé tiếp thu vốn từ dễ dàng hơn. Từ đó, bé sẽ biết nói nhanh hơn.
Khi con gần 2 tuổi bị chậm nói, mẹ cũng nên áp dụng cách dạy trẻ chậm biết nói này sẽ giúp con dần dần thích hóng chuyện, hình thành nhu cầu giao tiếp sẽ nhanh biết nói hơn.
-
Hạn chế cho bé xem tivi, điện thoại
Việc thường xuyên cho bé xem tivi, điện thoại trong giai đoạn bé hình thành thói quen tập nói (từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 24) sẽ khiến bé phát triển kỹ năng nghe và nhìn hình ảnh. Tuy nhiên, bé sẽ không phát triển được kỹ năng phát âm sẽ dẫn đến bị chậm nói.
Để cải thiện bé chậm nói, khi cho con xem ti vi, mẹ nên cho bé xem dưới 30 phút mỗi ngày và phải ngồi cạnh con để giải thích cho bé hiểu. Mẹ tương tác với câu chuyện trên màn hình, cung cấp thêm kiến thức, giúp bé phát triển ngôn ngữ.
>>thực phẩm tiêu chuẩn Nhật cho bé
-
Dạy bé bằng thẻ tranh
Mẹ có thể dạy bé bắt đầu bằng những từ đơn thông qua thẻ tranh hình ảnh đồ vật, con vật gần gũi với bé.
Điều này sẽ giúp cho bé kích thích tư duy não bộ, thích nói chuyện với mẹ và sẽ biết nói nhanh hơn.
-
Mở rộng vốn từ thông qua chơi trò chơi
Khi mẹ cho bé chơi trò chơi, mẹ cho bé tự chọn lựa đồ chơi. Mẹ chơi cùng con, mô tả màu sắc hình dáng đồ chơi kết hợp với mô tả lại hành động của bé khi bé đang chơi.
Điều này sẽ giúp bé hiểu được hành động đó là gì và phát triển mở rộng hơn được vốn từ ngữ.
-
Đọc sách kể chuyện cho bé nghe
Thông qua việc đọc sách mẹ cũng có thể phát triển ngôn ngữ cho bé. Bằng việc cho bé xem những câu chuyện có hình ảnh và màu sắc, mô tả tranh bằng những từ, cụm từ ngắn, đơn giản, sẽ giúp bé phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ.
-
Cho bé chơi cùng bạn bè đồng trang lứa
Các bác sĩ nhi khoa khuyên các mẹ rằng cho bé đi nhà trẻ, cho bé thường xuyên tiếp xúc với những em bé khác là cách hiệu quả giúp bé nhanh biết nói.
Nếu mẹ chưa yên tâm cho bé đi nhà trẻ, hãy đưa bé đến những nơi có trẻ con. Các bé chưa biết nói nhưng sẽ tương tác với nhau theo phản xạ tự nhiên giúp bé phát triển được khả năng giao tiếp xung quanh.
> tHỰC PHẨM Sạch cho bé trên TIKI
-
Cho bé nghe nhạc và khuyến khích bé hát
Mẹ bật cho bé nghe những bài hát thiếu nhi dễ nghe bé nào cũng sẽ thích. Sau đó, mẹ có thể khuyến khích và dạy bé hát theo. Phương pháp dạy bé vừa nghe vừa tập hát này cũng rất hiệu quả giúp bé cải thiện tình trạng chậm nói.
-
Mẹ hỏi bé trả lời
Mỗi ngày mẹ nên dành thời gian để hỏi bé rồi lắng nghe bé trả lời. Và ngược lại, khi bé hỏi, mẹ cần trả lời lại bé. Thông qua đối đáp trò chuyện sẽ giúp bé ghi nhớ, mở rộng hơn vốn từ vựng, tăng ham muốn hiểu biết, sẽ thích nói và nói nhiều hơn.
Trên đây là 8 cách dạy bé chậm biết nói tại nhà được chuyên gia giới thiệu rất nhiều mẹ đã áp dụng thành công. Chúc em bé của bạn một đời bình an, phát triển khỏe mạnh nhé!
♥Có thể nàng quan tâm:
22 thực phẩm giàu protein giá rẻ, ngon-bổ-lành, chợ nào cũng bán |