Thiên nhiên hùng vĩ hiểm trở lại rất trữ tình nên thơ. Nhiều món ăn đặc sản đặc trưng độc đáo. Đó là Hà Giang! Hà Giang ở đâu? Hà Giang có gì mà ai cũng muốn đi du lịch? Trong bài viết này, mình sẽ làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu đến bạn nhé!
[toc]
Hà Giang ở đâu?
Hà Giang nằm ở khu vực phía Đông Bắc Bộ của Việt Nam (bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh).
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Tổ Quốc, là phên dậu phía Bắc của Việt Nam. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 274 km. Phía Đông giáp Cao Bằng. Phía tây giáp Lào Cai, Yên Bái. Phía nam giáp Tuyên Quang.
Hà Giang có bao nhiêu huyện?
Hà Giang có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh. Các huyện ở Hà Giang bao gồm: Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Quang Bình, Vị Xuyên, Xin Mần, Bắc Mê, Bắc Quang và thành phố Hà Giang.
Trong số đó, các huyện thuộc vùng địa hình núi cao như Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Hà Giang.
Nếu bạn thắc mắc Hà Giang ở đâu có những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp mùa lúa chín, mùa nước đổ đẹp? Bạn hay đến huyện Hoàng Su Phì.
Nếu bạn thắc mắc Hà Giang ở đâu có những cao nguyên núi đá? Bạn hãy đến huyện Đồng Văn. Hà Giang ở đâu có đèo Mã Pí Lèng, chợ tình Khâu Vai hãy đến huyện Mèo Vạc.
Hà Giang cách Hà Nội bao nhiêu km?
Hà Giang cách Hà Nội khoảng tầm 280 km. Đối với những người muốn đến Hà Giang mà không rành về đường lắm thì đi xe khách là một giải pháp vừa an toàn, vừa nhẹ nhàng và thú vị.
Hành trình xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đến Hà Giang với giá vé khoảng từ 150.000 – 180.000 đồng/ chuyến.
Nếu bạn là người có thể chạy xe máy đường dài, tay lái chắc, biết đổ đèo, có mũ bảo hiểm xịn, xe xịn, đồ đi phượt thì đi xe máy cũng là lựa chọn vô cùng thú vị. Có 2 tuyến đường bạn có thể đi đến Hà Giang nhanh chóng nhất bằng xe máy:
+Tuyến 1: Xuất phát từ Hà Nội – đi Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) – đến Việt Trì – Đoan Hùng – Phú Thọ – qua Tuyên Quang và đến Hà Giang.
+Tuyến 2: đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Qua thành phố Tuyên Quang rồi rẽ phải là đến nơi.
Khi đi xe máy bạn nên đổ xăng đầy bình, kiểm tra xe trước khi đi và lưu ý không nên đi vào trời tối đường đèo rất nguy hiểm.
Hà Giang biển số bao nhiêu?
Hà Giang rất ít người xuống các thành phố sầm uất để học tập sinh sống vì thế Hà Giang biển số bao nhiêu là câu hỏi không nhiều người trả lời được. Biển số xe của Hà Giang là 23 nhé!
Nếu bạn nào đi du lịch Hà Giang bằng xe máy mà biển số khác 23 phong cách giống đi phượt thì có thể nhập hội đi cùng càng đông càng vui nha.
Hà Giang mùa nào đẹp nhất?
Hà Giang mùa nào cũng có nét đẹp riêng của nó. Nhưng Hà Giang mùa nào đẹp nhất thì du khách thường nhắc đến Hà Giang mùa hoa tam giác mạch nở, Hà Giang mùa lúa chín, Hà Giang mùa nước đổ, Hà Giang mùa xuân.
Hà Giang ở đâu mùa hoa tam giác mạch nở đẹp nhất? Câu trả lời dành cho bạn điểm ngắm hoa tam giác mạch đẹp nhất phải kể đến thung lũng Lũng Cẩm tại xã Sủng Là, huyện Đồng Văn.
Và thời điểm hoa tam giác mạch nở đẹp nhất trong năm đó là vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 âm lịch.
Hà Giang mùa lúa chín bắt đầu từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch. Trước đó Hà Giang mùa nước đổ vào tháng 5, tháng 6 dương lịch, nước đổ từ trên cao xuống dưới trên các thửa ruộng bậc tháng.
Tìm một địa chỉ ngắm Hà Giang mùa nước đổ, Hà Giang mùa lúa chín đẹp nhất bạn nên đến cánh đồng lúa tại huyện Hoàng Su Phì.
Hà Giang mùa xuân có hoa đào, hoa mận, hoa lê nở tưng bừng khắp núi rừng tạo nên bức tranh mùa xuân trữ tình và nên thơ.
Hà Giang mùa xuân cũng có nhiều nét văn hóa độc đáo, nhiều lễ hội thú vị như lễ hội truyền thống chợ tình Khâu Vai tổ chức vào 27/3 âm lịch.
Hà Giang có gì để đi du lịch?
Với người miền biển, miền đồng bằng thì Hà Giang ở đâu cũng là vùng đất thú vị có nhiều điều mới mẻ để khám phá. Nhưng có lẽ du lịch Hà Giang điểm đến lý tưởng nhất bạn không nên bỏ qua những địa điểm du lịch dưới đây!
-
Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang
Cao nguyên đá Đồng Văn là cao nguyên đá trải rộng qua 4 huyện của tỉnh Hà Giang bao gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn, nằm ở độ cao trung bình từ 1000 – 1600m so với mực nước biển,
Là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, mang dấu ấn đặc trưng tiêu biểu của sự hình thành và phát triển vỏ trái đất.
Cảnh quan đặc sắc, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cư dân bản địa, năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Để đến với cao nguyên đá Đồng Văn du khách phải vượt qua khoảng 150km đường đèo một bên là những dãy núi đá tai mèo với những khúc cua tay áo khá nguy hiểm và một bên là vực sâu hun hút ẩn hiện trong sương khói.
Đường đi khá mạo hiểm song khung cảnh trên đường trùng điệp, hùng vĩ nên thơ, thỏa mãn khát khao chinh phục vươn tới những vùng đất mới.
Là vùng đất có nhiều điểm tham quan nổi tiếng của Hà Giang như: Nhà của Pao, di tích kiến trúc nhà họ Vương, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú nên cao nguyên đá Đồng Văn luôn là một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến khám phá nhất khi tới với mảnh đất Hà Giang.
-
Chợ tình Khâu Vai Hà Giang
Chợ tình Khâu Vai là một lễ hội được tổ chức ở bản Khâu Vai, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Trong truyền thống, chợ tình Khâu Vai họp mỗi năm một lần vào ngày 27/3 âm lịch.
Điểm đặc biệt của chợ tình Khâu Vai ở chỗ những người đến chợ khi ấy là những chàng trai cô gái trước kia yêu thương nhau nhưng không đến được với nhau.
Sau đó mỗi người có một gia đình riêng, một cuộc sống riêng, vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm, họ hẹn nhau đến Khâu Vai để tâm sự về cuộc sống của nhau trong một năm qua.
Có những đôi vợ chồng cùng đến Khâu Vai, vợ đến gặp người trước kia của vợ, chồng đến người trước kia của chồng, không ghen tuông, sau đó họ chia tay nhau trở về cuộc sống gia đình hiện tại, mối quan hệ tình cảm hoàn toàn trong sáng.
Sở dĩ chợ tình Khâu Vai có nét đặc biệt như vậy là do được bắt nguồn từ một truyền thuyết kể rằng: chàng Ba người dân tộc Nùng và nàng Út người dân tộc Giáy yêu nhau say đắm nhưng gia đình hai bên ngăn cấm kịch liệt. Họ đưa nhau lên hang trên núi Khâu Vai để trốn, sống qua ngày.
Sau đó, dòng tộc cô Út vác cung nỏ sang mắng chửi nhà trai đã đem cô bỏ nhà đi. Dòng tộc nhà chàng Ba cũng mang gậy, mang dao ra đánh chửi lại. Chàng Ba và nàng Út biết chuyện đau lòng mà đành chia tay, trở về làm tròn bổn phận với gia tộc.
Trước khi chia tay, họ hẹn 27 tháng 3 âm lịch hàng năm sẽ lại đến Khau Vai để gặp gỡ tâm sự. Về già, ngày cuối đời họ đến Khâu Vai ôm chặt lấy nhau, cùng đi vào cõi vĩnh hằng.
Dân trong vùng thương tiếc về mối lương duyên trắc trở ấy nên đã dựng miếu thờ Ông, thờ Bà và lấy ngày 27/3 âm lịch hàng năm là ngày họp chợ cho các đôi trai gái lỡ duyên.
Trước kia, chợ tình Khâu Vai họp mỗi năm một lần nhưng hiện nay vì mục đích phát triển quảng bá văn hóa độc đáo ở Hà Giang, chợ tình Khâu Vai được mở thường xuyên trong tuần.
Một số ý kiến cho rằng chợ tình Khâu Vai đã được thương mại hóa song rất đông ý kiến cũng đồng ý với quan điểm chợ tình Khâu Vai sôi động và họp phiên nhiều hơn song vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc vốn có của một trong những phiên chợ độc đáo nhất vùng cao Tây Bắc.
Chợ tình Khâu Vai thu hút rất đông du khách là những lứa đôi yêu nhau, có cơ hội bạn nên rủ người thương của mình cùng đi nhé, chắc chắn sẽ có chuyến đi thú vị, đáng nhớ!
-
Cột cờ Lũng Cú Hà Giang
Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lủng Cú nằm ở đâu của tỉnh Hà Giang? Cột cờ Lũng Cú nằm tại địa phận của xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang.
Cột cờ nằm cách điểm cực Bắc Việt Nam khoảng 2 km, là điểm cực Bắc linh thiêng của Tổ quốc Việt Nam. Cột cờ nằm ở độ cao 1470m so với mực nước biển, được đánh dấu mốc từ thời nhà Lý.
Năm 1987, lá cờ đỏ sao vào chính thức được tung bay trên đỉnh cột. Năm 2010, cột cờ được trùng tu xây dựng như bây giờ. Để lên được cột cờ Lũng Cú bạn phải bước qua 839 bậc thang, chia làm 3 chặng.
Giữa các chặng có nhà chờ để du khách dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh.
Cột cờ Lũng Cú là được xây dựng dựa theo mô hình của cột cờ Hà Nội. Chiều cao cột là 33,15m với phần chân cột cao 20,25m, đường kính 3,8m, có 8 mặt phù điêu đá xanh điêu khắc những hình ảnh minh họa về quá trình lịch sử của dân tộc xen đó là những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Hà Giang.
Phần thân cột có 8 mặt trống đồng, biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Và điểm đặc biệt nhất của cột cờ Lũng Cú là trong lòng cột cờ còn có một cầu thang xoắn ốc 140 bậc bạn có thể theo lối cầu thang đi lên đỉnh cột.
Không chỉ đơn thuần là ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ nên thơ của Tây Bắc đến với cột cờ Lũng Cú chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được niềm tự hào về chủ quyền dân tộc sục sôi trong dòng máu của một người Việt yêu nước!
-
Hà Giang mùa lúa chín
Hà Giang mùa lúa chín với những thửa ruộng bậc thang vàng óng, một bức tranh phong cảnh nên thơ và hữu tình, luôn là điểm tham quan thú vị hấp dẫn du khách đến với Hà Giang.
Hà Giang mùa lúa chín bắt đầu từ tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch. Cuối tháng 10 thường là thời điểm bà con dân bản thu hoạch nên nếu muốn chiêm ngưỡng cánh đồng lúa chín trên các thửa ruộng bậc thang bạn nên lưu ý đến thời gian nhé.
Điểm đến lý tưởng nhất để bạn có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa chín ở Hà Giang đó là Hoàng Su Phì. Hầu hết các bản làng ở Hoàng Su Phi đều có ruộng bậc thang lúa chín nhưng đẹp nhất bạn có thể tìm đến các bản như: Bản Luốc, Hồ Thầu, Bản Phùng, Thông Nguyên, Sán Sả Hồ, Nậm Ty.
Ngoài Hoàng Su Phi, đỉnh Tây Côn Lĩnh hay cột cờ Lũng Cú cũng là những điểm đến lý tưởng để bạn có thể ngắm Hà Giang mùa lúa chín.
-
Hoa tam giác mạch Hà Giang
Hoa tam giác mạch ở Hà Giang trước kia là một loại cây lương thực thực phẩm của người dân nơi đây. Thân non để làm rau ăn, hạt thu hoạch làm bánh.
Từ hoa tam giác mạch có thể chế biến được loại bánh tam giác mạch được rất nhiều du khách yêu thích khi đến đây.
Khi những cánh đồng lúa chín ở Hà Giang được thu hoạch xong cũng là lúc hoa tam giác vào mùa bắt đầu nở rộ. Hoa tam giác mạch thường bắt đầu nở từ tháng 10.
Từ cuối thu qua đông đến đầu xuân, từ Quản Bạ, Yên Minh đến cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc bạt ngàn những thảm hoa tam giác mạch hồng hồng tím tím trắng trắng khoe sắc khiến khung cảnh Hà Giang vừa kỳ vĩ vừa thơ mộng, thiên nhiên hiểm trở cũng trở nên dịu dàng, trữ tình, như lạc vào miền cổ tích.
Lễ hội hoa tam giác mạch được tổ chức ở Hà Giang thường vào tháng 10 hàng năm. Nếu bạn muốn du lịch khám phá Hà Giang mùa tam giác mạch nở thì không nên bỏ quan thời điểm mỗi năm chỉ có một dịp này nhé!
-
Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì là huyện cách thành phố Hà Giang khoảng 80 km.
Điểm độc đáo đặc trưng nhất ở Hoàng Su Phì là những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ vào mùa hè tháng 5, tháng 6; những cánh đồng lúa vàng ươm mùa thu vào mùa thu tháng 9, tháng 10 và những di tích cổ.
Địa hình hiểm trở, nhiều núi cao, Hoàng Su Phì là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số trong đó dân tộc Nùng chiếm số lượng nhiều nhất.
Đặc sản nổi tiếng được du khách yêu thích nhất là chè san tuyết cổ thụ. Trong số các huyện của Hà Giang thì Hoàng Su Phì là điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách nhất khi đến với Hà Giang.
-
Mã Pí Lèng
Hà Giang ở đâu có những đoạn đường đèo hiểm trở nhất, nguy hiểm nhất? Đó chính là Mã Pí Lèng! Đây là một trong những địa danh đi vào thi ca nhạc họa nhiều nhất của tỉnh Hà Giang.
Đây là một cung đường đèo hiểm trở và đẹp nhất Việt Nam, có độ dài khoảng 20km, nằm tại địa phận thuộc huyện núi cao Mèo Vạc.
Trên cung đường Mã Pí Lèng, du khách sẽ được thưởng ngoạn, trải nghiệm ngắm cảnh núi non thiên nhiên hùng vĩ không kém phần trữ tình thơ mộng.
Với rất nhiều phượt thủ thì chinh phục đèo Mã Pí Lèng chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người!
Ngoài những điểm du lịch đặc biệt tiêu biểu trên, Hà Giang còn có nhiều nơi bạn nên đến trải nghiệm, tham quan khác như: nhà của Pao, dinh thự họ Vương, phố cổ Đồng Văn, đỉnh Tây Côn Lĩnh, sống Nho Quế…
Hà Giang có đặc sản gì?
-
Bánh tam giác mạch Hà Giang
Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của vùng đất Hà Giang đó chính là bánh tam giác mạch. Bánh tam giác mạch ở Hà Giang được làm từ nguyên liệu chính là hạt tam giác mạch.
Cách làm bánh tam giác mạch khá đơn giản. Thường thường, sau mỗi mùa hoa tam giác mạch người dân lấy hạt mang về phơi một nắng rồi nghiền thành bột mịn.
Bột tam giác mạch được cho nước, một chút đường, một xíu muối ăn vào nhào sau đó nặn thành chiếc bánh tròn có đường kính khoảng 1 gang tay. Bánh sau khi nặn xong được đưa vào nồi hấp và nướng lại.
Bánh tam giác mạch có mùi hơi hăng của hạt tam giác mạch, khi ăn có vị béo bùi, hương vị lạ, đặc trưng cho núi rừng, mang bản sắc đồng bào các dân tộc ở Hà Giang.
Bánh tam giác mạch là loại bánh được du khách đến với Hà Giang tìm mua thưởng thức và làm quà. Bánh đóng gói bán cho khách du lịch có 2 loại bánh tam giác mạch dẻo và bánh tam giác mạch giòn.
Song để thưởng thức được bánh tam giác mạch truyền thống bạn nên đến những phiên chợ vùng cao, người dân trực tiếp làm nướng và bán ăn tại chỗ sẽ có thể cảm nhận được hết hương vị đặc sắc của bánh tam giác mạch nơi đây.
-
Mèn mén Hà Giang
Mèn mén là một món ăn đặc sản của người Mông sinh sống tại Hà Giang. Đây là một món ăn dẫn dã được làm từ những nguyên liệu sẵn có từ địa phương.
Nguyên liệu chính là ngô tẻ được phơi khô. Cách làm mèn mèn không quá cầu kỳ nhưng để làm được món mèn mén ngon cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm, khéo léo.
Ngô phơi khô được tách hạt và lọc loại bỏ những hạt xấu. Sau đó được đem nghiền trong cối đá. Tiếp theo bột ngô vừa nghiền được sàng lọc loại bỏ vảy ngô và hạt sạn giữ lại bột mịn. Tiếp đến là cho nước vào bột ngô.
Công đoạn cho nước vào bột đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng, không được cho ít quá khi hấp sẽ dễ bị cháy khô, không được cho nhiều quá khi hấp sẽ bị nhão.
Sau công đoạn trộn bột với nước, người Mông sẽ cho bột vào một chiếc chảo lớn bên trọng đựng một vật cao sau đó cho bột vào hấp.
Qúa trình hấp nếu ngô non cần ít thời gian hơn ngô già. Sau khi hấp một thời gian bột ngô được đem ra để hơi ấm rồi tiếp tục cho thêm chút nước vừa đủ vào trộn và hấp lại lần hai. Sau một thời gian mèn mén chín đem ra ăn.
Mèn mén khi ăn cùng cơm được yêu thích bởi vị ngọt bùi, thơm dẻo của ngô và mềm dẻo của cơm.
Một trong những món ăn lạ miệng chỉ có thể tìm thấy ở miền núi cao Tây Bắc khó có thể tìm thấy ở đồng bằng nên rất được du khách tìm ăn thử mỗi lần có dịp du lịch Hà Giang.
-
Cháo ấu tẩu Hà Giang
Cháo ấu tẩu là một loại cháo có nguyên liệu đặc biệt là củ ấu tẩu. Củ ấu tẩu không giống như những củ ấu ở đồng bằng sống trong bùn, loại củ này sống trên núi đá cao vì vậy rất cứng.
Theo đồng bào nơi đây, trước kia củ ấu tẩu thường được ngâm rượu để thoa giảm đau xương khớp hay được ninh thành cháo để ăn giải cảm.
Trong củ ấu tẩu có độc tố nếu trước khi chế biến không biết cách xử lý loại bỏ chất độc, sử dụng nhiều sẽ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tính mạng.
Để nấu cháo ấu tẩu, đồng bào Mông phải ninh củ ấu trong thời gian dài để củ ấu nhừ, rồi nấu cùng gạo nếp cái hoa vàng, nước chân giò ninh, thịt băm thêm gia vị.
Cháo ấu tẩu có vị đặc trưng là vị đắng, sau khi ăn một vài thìa sẽ cảm thấy từ đắng sang ngọt rất dễ ăn và ăn vào tốt cho xương khớp và giúp ngủ sâu.
Tại Hà Giang ở đâu cũng có rất nhiều quán cháo ấu tẩu bạn nên thưởng thức món ăn này tại chỗ. Bạn không nên mua củ ấu về nấu cháo vì nếu không biết cách loại bỏ độc tố khi ăn sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
-
Mật ong bạc hà cao nguyên Đồng Văn
Hàng năm, khi thời tiết thu sang đông, mùa hoa bạc hà nở trên cao nguyên đá Đồng Văn, người dân lại đưa những đàn ong tới nuôi để lấy mật. Mật ong bạc hà cao nguyên đá Đồng Văn có màu vàng chanh, ngọt thanh, thơm.
Theo những người nuôi ong ở đây, loại mật ong chất lượng cao ở đây có giá lên tới 700.000-1 triệu đồng/ lít.
Không chỉ ngon hơn những loại mật thông thường, mật ong bạc hà có giá trị dinh dưỡng cao nên là loại đặc sản bổ dưỡng dù có giá cao song vẫn được nhiều người đặt mua
-
Rượu ngô Hà Giang
Rượu ngô Hà Giang sở dĩ trở thành đặc sản được nhiều người tìm mua bởi nguyên liệu làm rượu rất đặc biệt. Nước được lấy từ núi cao, nước trong tự nhiên. Hạt ngô lấy từ cây ngô trồng trên cao nguyên đá.
Và độc đáo nhất là rượu ngô Hà Giang được ủ men lá truyền thống của người Mông. Loại men này được hái từ 20 loại lá quý trong rừng.
Rượu ngô Hà Giang lúc mới nấu có độ rượu từ 35-40 độ, sau khi hạ thổ độ rượu còn 25-35 độ. Rượu được đánh giá cao về độ an toàn cho sức khỏe. Sau khi uống chỉ có cảm giác say êm không gây đau đầu, không bám mùi lâu, tan rượu nhanh.
Rượu ngô Hà Giang không chỉ được bán ở Hà Giang mà được bán ở nhiều địa phương trong cả nước. Rượu ngô Hà Giang trên thị trường thường có rất nhiều màu sắc: trắng, vàng, tím.
Nhiều người lầm tưởng rằng rượu ngô tím được làm từ ngô tím, rượu ngô vàng làm từ ngô vàng. Nhưng sự thực thì rượu ngô Hà Giang có màu trắng, nếu có màu sắc khác là do người bán pha thêm màu.
Vì thế, bạn không nên mua loại rượu ngô màu vàng hay rượu ngô mà tím.
Ngoài những món ăn đặc trưng độc đáo mang đặc trưng riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang trên, Hà Giang còn có rất nhiều loại đặc sản đặc trưng Tây Bắc khác như: thắng cố, thắng dền, lợn gác bếp, trâu gác bếp, chè Shan tuyết…
Không khó để bạn có thể thưởng thức và mua về làm quà cho người thân, bạn bè.
Trên đây, mình vừa khái quát Hà Giang ở đâu, địa lý, cư dân và những nét độc đáo trong phong cảnh, ẩm thực Hà Giang, những điểm du lịch Hà Giang đáng ghé thăm nếu có dịp đến vùng đất này du lịch.
Chúc bạn có những chuyến đi Hà Giang vui vẻ, hạnh phúc với những người mình thương yêu, có thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong đời!