Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Người mẹ nào cũng luôn muốn dành cho con mình những gì tốt đẹp nhất. Chính vì thế ngay từ khi mới mang thai, các mẹ bầu đã luôn thắc mắc: “Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?”
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, mình cũng sẽ trả lời cho 22 câu hỏi bà bầu nên ăn gì các mẹ thắc mắc nhiều nhất khi mang thai.!
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn trái cây gì?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn được mít không?
Nhiều người truyền tai nhau rằng bà bầu ăn mít dễ bị sảy thai. Nhưng đây là một thông tin hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Trái ngược lại, theo các chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng thì bà bầu ăn mít chín tự nhiên, rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
Vì thế, mẹ bầu 3 tháng đầu hay trong suốt thai kỳ đều có thể ăn mít với lượng vừa đủ, không nên ăn nhiều một lần, và nhiều lần trong tuần, sẽ rất tốt.
Trên thị trường hiện nay mít được bán rất nhiều loại và quanh năm trong đó mít chủ yếu được dấm chín bằng hóa chất.
Để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn những loại mít dấm hóa chất, nên chọn mít ăn đúng mùa của người quen hay vườn nhà, hoặc chọn mua trong siêu thị.
Nếu mua mít ở ngoài nên chọn những quả mít chín có hương thơm tự nhiên, khi bổ ra không có nhựa trắng, vỏ nâu, gai nhẵn và to.
Không nên chọn những quả mít vỏ xanh, gai nhọn, không có mùi thơm và bổ ra có nhựa trắng đó là loại mít chín do ngâm tẩm hóa chất.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn dứa không?
Dứa là loại quả thơm ngon, nhiều người yêu thích nhưng là loại quả ăn vào người thường có cảm giác bị nóng trong. Chính vì thế nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết trong 3 tháng đâu và trong thời gian thai kỳ ăn dứa có làm sao không?
Theo các bác sĩ thì trong dứa có nhiều vitamin, nếu ăn với một trọng lượng vừa đủ khoảng từ 1-2 quả/ tuần sẽ tốt cho mẹ và bé.
Mẹ bầu dù có thèm dứa đến đâu cũng không nên ăn quá nhiều vì trong dứa có nhiều axit không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ bị trào ngược dạ dày không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn ổi con có bị ghẻ không?
Theo nhiều người truyền miệng thì bà bầu ăn ổi con bị ghẻ, thông tin này hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.
Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng trong thành phần quả ổi có chứa rất nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa cao rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Một trong những loại quả lành tính, tốt nhất bà bầu nên ăn thường xuyên chính là quả ổi.
Chính vì thế, trong 3 tháng đầu phát triển của thai nhi và quá trình mang thai bà bầu ăn ổi rất tốt. Tuy nhiên, cái gì dù tốt nhưng quá cũng không tốt, bà bầu ăn ổi nên ăn với lượng vừa đủ tránh bị táo bón, không tốt cho tiêu hóa.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn được đu đủ xanh không?
Một trong những loại quả mẹ bầu không nên ăn nhất đó chính là đu đủ xanh. Bởi vì nhựa đu đủ xanh có chứa chất dễ gây ra hiện tượng co thắt tử cung làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, sinh non.
Chính vì thế, một trong những lưu ý mẹ bầu 3 tháng đầu đó là không được ăn đu đủ xanh. Thay vì đu đủ xanh, mẹ bầu nên lựa chọn đu đủ chín để ăn sẽ bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và thai nhi.
Mẹ bầu ăn nhãn được không?
Nhãn là loại quả được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên mẹ bầu khi ăn nhiều sẽ bị nóng trong, gây cảm giác bí bích khó chịu, dễ bị táo bón, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, ăn nhiều nhãn cũng dễ bị đau bụng, ra huyết dẫn đến sẩy thai. Vì thế, trong quá trình mang thai mẹ bầu 3 tháng đầu hay nhiều hơn 3 tháng cũng không nên ăn nhãn.
Nếu thèm không chịu được chỉ nên ăn một vài quả và số lần ăn cách xa nhau sẽ an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài nhãn, mẹ bầu cũng nên tránh vải vì vải cũng gây nóng trong, sự ngọt ngào của nó tiềm tàng nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé nếu ăn nhiều.
3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn rau gì?
Mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn được lá lốt không?
Cũng giống như tỏi, lá lốt vừa là loại gia vị làm tăng hương vị món ăn, vừa là thuốc nam tốt cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu khoa học, lá lốt rất giàu chất chống oxy hóa, loại rau gia vị này là một phương thuốc hiệu quả trong việc chống viêm, làm lành vết thương, chữa chảy máu chân răng, giảm đau nhức xương khớp….
Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều lá lốt có thể gây tích tụ nhiệt trong người không tốt cho phụ nữ mang thai. Với những mẹ bầu mang thai khó, có tiền sử sảy thai thì trong 3 tháng đầu không nên ăn lá nốt.
3 tháng đầu mẹ bầu có ăn được rau cần không?
Rau cần thanh nhiệt, giải độc, bổ màu, là loại rau rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
Vì thế, mẹ bầu 3 tháng đầu hay suốt thai kỳ đều có thể ăn được rau cần, thêm rau cần dù là cần tây hay cần ta vào thực đơn bữa ăn không chỉ giúp bà bầu đa dạng bữa ăn mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi sử dụng rau cần chế biến món ăn, các mẹ bầu nên lưu ý nhặt thật sạch, rửa thật sạch phần chân vì rau cần trồng dưới nước lớn lên từ đất bùn trong đất bùn có nhiều động vật ký sinh.
Nếu không rửa sạch trước khi chế biến và nấu chưa chín có thể dẫn đến đau bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn ngải cứu không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn ngải cứu không là câu hỏi có nhiều câu trả lời trái chiều nhau. Người nói ăn ngải cứu rất tốt cho bà bầu, người lại nói ăn ngải cứu không tốt cho bà bầu, bà bầu trong 3 tháng đầu ăn ngải cứu dễ bị sảy thai.
Theo kinh nghiệm của gia đình mình, khi chị gái mình bầu, từ tháng thứ 4 trở đi mẹ mình thường xuyên làm món trứng gà ngải cứu cho chị gái mình ăn rất tốt và các cháu của mình sinh ra đều rất hồng hào đẹp đẽ.
Vì thế, mình nghĩ bà bầu có thể ăn ngải cứu khi được chế biến thành các món ăn và chỉ nên ăn từ 1-2 lần/ tuần từ tháng thứ 4 trở đi sẽ rất tốt còn mẹ bầu 3 tháng đầu thì không nên ăn.
Mẹ bầu nên ăn cá gì trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu ăn cá thu được không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu không được ăn cá thu. Bởi vì theo các nghiên cứu thì cá thu sống ở biển là loại cá hấp thụ hàm lượng thủy ngân rất lớn.
Khi hàm lượng thủy ngân trong thịt cá thu chuyển hóa thành chất đi nuôi cơ thể mẹ bầu sẽ không tốt cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Trẻ sinh ra có thể bị chậm nói, trí thông minh kém phát triển.
Cá thu là loại cá bán rất nhiều ở chợ, trong siêu thị với giá thành tương đối bình dân. Song vì sức khỏe của chính mình và con yêu mẹ bầu nên nhớ không nên chọn cá thu vào thực phẩm chế biến món ăn.
Mẹ bầu 3 tháng đàu ăn cá ngừ được không?
Cũng giống như cá thu, cá ngừ là loại cá nước mặn, sinh sống ở biển và là loại cá có nhiễm chất thủy ngân.
Mặc dù trong thành phần dinh dưỡng của cá ngừ có rất nhiều chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng hàm lượng thủy ngân trong thịt cá ngừ cũng tồn tại nhiều mối nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Chính vì thế, trong quá trình mang thai mẹ bầu không nên ăn cá ngừ. Ngoài cá thu và cá ngừ, mẹ bầu cũng không nên ăn cá nóc.
Cá nóc có độc tố, chẳng may khi ăn nhiễm độc tố từ cá nóc dẫn đến ngộ độc thực phẩm thì rất không tốt cho sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.
3 tháng đầu mẹ bầu ăn cá gì thì tốt?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một trong những thực phẩm cho mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rất tốt đó là một số loại cá nước ngọt như cá chép, cá chuối, cá trắm…. Cá biển có cá hồi cũng rất tốt cho mẹ bầu.
Bởi vì trong thành phần của các loại cá này có rất nhiều omega 3, các khoáng chất thiết yếu bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển trí não, phát triển cơ thể một cách toàn diện.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không?
Rất nhiều mẹ bầu là tín đồ của món ốc. Song theo dân gian thì ăn ốc sau này con sẽ bị chảy nhiều dớt dãi, chậm nói vì thế bà bầu có nên ăn ốc không? Mẹ bầu có được ăn ốc không? Luôn là câu hỏi được quan tâm.
Theo các bác sĩ đứng trên góc độ dinh dưỡng thì thịt ốc giàu canxi rất tốt cho mẹ và thai nhi song vấn đề là ăn ốc như thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều các mẹ bầu cần lưu ý.
Bởi vì ốc là loại sinh vật ở tầng đáy thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Nếu khi chế biến món ăn ốc chưa được làm chín, nấu chín, bà bầu khi ăn sẽ dễ bị các bệnh đau bụng, đường ruột tiêu hóa.
Để bà bầu ăn ốc tốt và an toàn cho sức khỏe mẹ bầu nên ăn từ 1-2 lần/tuần với số lượng vừa đủ cho mỗi lần ăn. Không nên ăn nhiều quá sẽ dễ bị đầy bụng.
Nếu ăn ở quán nên chọn những quán bán ốc vệ sinh sạch sẽ và bảo đảm luộc ốc chín trước khi ăn.
Tốt nhất trong 3 tháng đầu hay suốt thai kỳ mẹ bầu thèm ăn ốc nên mua về nhà, ngâm rửa thật kỹ càng và chế biến sạch, chín để khi ăn bảo đảm an toàn và tốt cho sức khỏe.
3 tháng đầu mà bầu có nên ăn mực không?
Cá biển có nhiều loại bị nhiễm thủy ngân, mẹ bầu không nên ăn. Mực cũng sống trong môi trường nước biển chính vì vậy nhiều nhiều người thường thắc mắc mẹ bầu ăn mực được không?
Câu trả lời là mẹ bầu tháng thứ mấy cũng đều có thể ăn mực nếu được chế biến chín và ăn với một số lượng nhỏ. Tuy không nhiều thủy ngân như một số loại cá biển song mực cũng vẫn tồn tại hàm lượng thủy ngân nhỏ.
Nếu không được chế biến chín và ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, dẫn đến dị tật ở thai nhi, chậm phát triển trí não.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn trứng
Mẹ bầu ăn trứng vịt lộn trong 3 tháng đầu có sao không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng vì vậy bà bầu ăn trứng vịt lộn sẽ cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể, nuôi thai nhi khỏe mạnh.
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn 1-2 quả/tuần, không nên ăn nhiều quá sẽ dễ gây thừa chất.
Trong quá trình ăn, mẹ bầu đặc biệt là mẹ bầu 3 tháng đầu nên lưu ý ăn mỗi lần một quả, và hạn chế tối đa ăn rau răm.
Bởi vì rau răm nếu ăn nhiều với mật độ thường xuyên sẽ gây một số vấn đề như băng huyết, dọa sảy thai. Mẹ bầu cũng không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối đặc biệt là trước khi ngủ sẽ bị khó tiêu, ợ hơi, khó ngủ.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Theo kinh nghiệm dân gian khi mang bầu ăn trứng ngỗng con sẽ thông minh, học giỏi. Vì thế, không ít thì nhiều mẹ bầu nào cũng thường hoặc là tự mua hoặc là được người thân mua trứng ngỗng về ăn.
Trứng ngỗng cũng giống như các loại trứng khác là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe vì thế bà bầu rất nên ăn để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên theo giới chuyên môn mẹ bầu 3 tháng đầu chưa nên ăn trứng ngỗng. Từ tháng thứ 3 trở đi mẹ bầu ăn trứng ngỗng không nên ăn quá nhiều , chỉ nên ăn từ 1-2 quả/tuần.
Ăn trứng ngỗng quả to, với nhiều mẹ bầu không thích ăn trứng thì đó là cực hình. Nghiên cứu khoa học chưa có dẫn chứng chi tiết cụ thể về việc ăn trứng ngỗng con thông minh.
Nhưng có dẫn chứng chi tiết về hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng ngỗng và trứng gà thì trứng gà có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi và mẹ bầu.
Vì thế, thay vì cứ cố ép phải ăn trứng ngỗng mẹ bầu có thể đa dạng bằng các loại trứng khác đặc biệt là trứng gà ta.
Mẹ bầu có được ăn măng trong 3 tháng đầu tiên không?
Măng có thể nấu được rất nhiều món ăn ngon. Nhưng lại là loại thực phẩm đầu bảng về chứa nhiều độc tố. Chính vì vậy, mẹ bầu có được ăn măng không luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ bầu 3 tháng hay nhiều tháng đều không nên ăn măng vì trong măng có nhiều độc tố.
Nếu thèm quá vẫn có thể ăn măng nhưng khi ăn phải ăn với số lượng ít và măng đã sơ chế kỹ loại bỏ độc tố. Còn nếu không bị thèm măng thì không nên ăn, bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.
Để loại bỏ độc tố trong măng, hãy luộc măng và rửa sạch lại bằng nước sạch từ 3-4 lần trước khi chế biến món ăn, sẽ bảo đảm an toàn hơn cho cơ thể khi tiêu thụ loại thực phẩm này.
Mẹ bầu ăn mắm tôm được không?
Chó là loài động vật vô cùng thân thiết với con người và là động vật có tình có nghĩa với con người. Vì thế, xét về mức độ tín ngưỡng tôn giáo thì mẹ bầu khi mang thai không nên ăn thịt chó.
Mặc dù thịt chó có rất nhiều đạm hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhưng khó tiêu, chậm tiêu khi ăn. Thịt chó khi ăn thường ăn kèm với rau sống và mắm tôm.
Mắm tôm là thực phẩm chín sống nên không tốt cho hệ tiêu hóa bà bầu khi ăn. Vì thế, theo quan niệm của mình thì dù là ở tháng thứ mấy đi nữa mẹ bầu cũng không nên ăn thịt chó.
=> Xem thêm: 22 thực phẩm giàu protein giá rẻ, ngon-bổ-lành, chợ nào cũng bán
Mẹ bầu ăn mắm tôm được không?
Mắm tôm là món chấm của rất nhiều món ăn ngon đặc biệt là món bún đậu mắm tôm. Song mắm tôm được làm từ tôm sống chưa qua quá trình làm chín vì thế không tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu.
Mẹ bầu 3 tháng hay nhiều tháng hơn vẫn có thể ăn được mắm tôm với điều kiện mắm tôm đã được đun chín sẽ an toàn hơn khi ăn.
Mẹ bầu có ăn được tổ yến không?
Theo Đông y, yến là loại thức ăn bổ dưỡng dùng cho các trường hợp cơ thể bị suy nhược, biếng ăn, mệt mỏi, khí huyết yếu kém. Ngoài ra, yến còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ và làm đẹp da.
Trong thành phần yến có chứa nhiều axit amin, khoáng chất, protein, rất tốt cho bà bầu. Mẹ bầu ăn yến giúp mẹ bầu bù đắp dinh dưỡng sau thời gian thai nghén, bảo vệ thai kỳ an toàn và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu mang thai, cơ địa mẹbầu thay đổi khá thất thường, bị ốm nghén thì không nên dùng yến để tránh tác dụng phụ.
Sau thời kỳ thai nghén, bà bầu bổ sung yến sào rất tốt cho cơ thể và thai nhi nhưng không nên sử dụng quá nhiều, chỉ nên sử dụng 3 g một ngày, ăn 3 lần một tuần.
Bà bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, cách đơn giản và hiệu quả nhất là chưng cách thủy với đường phèn.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn óc chó không?
Theo các nghiên cứu khoa học, hạt óc chó là loại hạt rất giàu axit béo, Omega 3, Omega 6, DHA rất tốt cho sự phát triển trí não thai nhi, bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu.
Theo các nghiên cứu khoa học, một trong những thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu nhất chính là hạt óc chó.
Mẹ bầu ăn hạt óc chó vào tháng thứ mấy, thời điểm nào cũng rất tốt song mang đến hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển trí thông minh của thai nhi thì các chuyên gia khuyên nên ăn vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Tuy nhiên, hạt óc chó chứa một lượng chất béo khá lớn. Vì thế, nếu vì tốt mà ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, phản tác dụng. Mẹ bầu nên ăn với số lượng vừa đủ từ 6-12 hạt/ ngày và chia đều ra nhiều thời điểm sáng, trưa, chiều, tối để ăn.
Bên cạnh hạt óc chó, bà bầu cũng có thể ăn thêm hạt marca, hạt điều với sô lượng vừa đủ với sự hấp thụ của cơ thể cũng rất tốt cho sức khỏe và thai nhi.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn dưa muối có sao không?
Dưa muối chua chín qua quá trình lên men, khi ăn dưa nhiều người bị bệnh về đường tiêu hóa thường bị đau bụng.
Chính vì vậy, dù là món ăn kèm giúp bữa cơm ngon hơn song dưa muối nên ăn không vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Mẹ bầu mang trong mình sinh linh bé bỏng nên càng quan tâm hơn đến thực phẩm của mình ăn mỗi ngày.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn dưa muối có sao không? Câu trả lời là không sao nếu mẹ bầu ăn dưa muối bảo đảm an toàn thực phẩm.
Dưa chín không bị nhớt, không bị xanh và không ăn nhiều sẽ không sao. Nếu ăn dưa muối xổi, ăn dưa quá chua, ăn quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn ngọt nhiều có sao không?
Đồ ăn ngọt là đồ ăn chứa đường. Đồ ăn ngọt có thể tồn tại trong rau củ quả, bánh kẹo… Theo các nghiên cứu mẹ bầu không nên ăn quá nhiều đồ ngọt trong quá trình mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu.
Bởi vì khi lượng đường cung cấp quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến mẹ bầu tăng các triệu chứng ốm nghén, tăng cảm giác mệt mỏi, trẻ sinh ra bị thèm đường.
Ăn nhiều bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường sẽ khiến mẹ bầu không có cảm giác thèm ăn, vì thế ăn ít thức ăn dẫn đến dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Chính bởi vậy, mẹ bầu thích ăn đồ ngọt nạp lượng đường vừa đủ cho cơ thể thông qua việc ăn rau củ quả sẽ tốt hơn.
3 tháng đầu mẹ bầu ăn đồ ăn sẵn có sao không?
Trên thị trường hiện nay thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt rất nhiều. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong quá trình mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình nên ăn chín uống sôi.
Mẹ bầu nên ăn thực phẩm tươi, sạch, chế biến chín, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Trên đây là 22 câu hỏi mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì thường gặp nhất, các mẹ bầu thắc mắc nhất hiện nay. Hi vọng những tổng hợp kinh nghiệm của mình trên đây bổ ích với các mẹ bầu, giúp mẹ bầu có thể lựa chọn được thức ăn, thực phân tốt, an toàn cho mẹ và bé. Chúc bạn luôn sinh được những em bé xinh đẹp, đáng yêu, khỏe mạnh nhé!
Xem tiếp:Cách chọn trái cây ngon 22 loại quả đi chợ hay mua nhất!